doc dao vơi mau noi that do go

Nội thất cổ điển không kém phần cá tính cho ngôi nhà bạn

Nội thất cổ điển với không gian sang trọng quý phái là những gì mà gỗ mang lại cho ngôi nhà bạn. Không cần thiết kế cầu kỳ nội thất gỗ vẫn luôn đem lại cho bạn cảm giác thoải mái...

thiet ke noi that

Mẫu phòng khách hiện đại năm 2014

Mang chút thiên nhiên vào phòng khách tạo cảm giác tươi mát và trong lành. Mời các bạn tham khảo thêm mẫu phòng khách hiện đại năm 2014

thiet ke noi that, trang tri noi that

Biệt thự cổ điển nguy nga lộng lẫy

Đây là một công trình có diện tích lớn đứng độc lập trên một mảnh đất xấp xỉ 7000m2, có khuôn viên rộng rãi .Trong mẫu biệt thự cổ điển này có một không gian sống tiện nghi và thoải mái, yên tĩnh.

mau noi that dep

Nội thất cổ điển: yêu chuộng vẻ đẹp kiến trúc kinh điển

Nội thất cổ điển nhà ở dân dụng là một đề tài và dự án quen thuộc mà kiến trúc sư Ngôi Nhà Xinh thực hiện cho nhóm đối tượng khách hàng dành tình yêu đặc biệt cho vẻ đẹp của phong cách kiến trúc này.

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Kinh nghiệm quí cho người xây nhà lần đầu

Xây nhà là một trong ba việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người, bởi ngôi nhà không chỉ đơn giản là nơi che mưa, che nắng mà nó còn phải đạt được những yêu cầu về công năng, tính thẩm mỹ, tính bền vững và tính kinh thế, để đạt được cả 4 yếu tố trên không phải là chuyện đơn giản, nhất là với những người không phải trong nghề.

Xây nhà là một trong ba việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người,  bởi ngôi nhà không chỉ đơn giản là nơi che mưa, che nắng mà nó còn phải đạt được những yêu cầu về công năng, tính thẩm mỹ, tính bền vững và tính kinh thế, để đạt được cả 4 yếu tố trên không phải là chuyện đơn giản, nhất là với những người không phải trong nghề.

gach men, gach vi tinh, gach op tuong dep, gach bong

Những lưu ý đầu tiên khi chuẩn bị xây dựng nhà:
  • Trước hết bạn cần hiểu được những yêu cầu cơ bản về nhu cầu cho ngôi nhà mơ ước của mình cụ thể: số lượng phòng, diện tích và vị trí các phòng, phong cách và vật dụng trang trí nội thất,  không gian dự trữ, phòng thờ, phòng kho, sân phơi, bồn chứa nước.
  • Lưu ý về những thay đổi trong tương lai,ví dụ như gia đình có thêm người ,cần thêm phòng ở.
  • Nên tham khảo tất cả các thành viên trong gia đình trước khi thông qua kế hoạch lần cuối.
  • Sắp sếp  theo thứ tự ưu tiên tất cả các thông tin được đề cập ở trên.
  • Tập hợp và ghi lại các thông tin trên khi thiết kế cho ngôi nhà của bạn để sau ngày làm việc với kiến trúc sư.
Để giúp mọi người có cái nhìn tổng thể và giải quyết được những khó khăn ấy, chúng tôi xin liệt kê chi tiết các bước từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thiện một ngôi nhà như sau:
Bước 1:  Lập kế hoạch xây nhà
a) Kế hoạch tài chính
 -Ước tính chi phí xây dựng cơ bản
 -Ước tính chi phí phát sinh
 -Ước tính chi phí trang trí nội thất
b) Các bước chuẩn bị đầu tiên
  -Tìm hiểu về pháp lý các vấn đề liên quan đến nhà bạn, các thủ tục cần thiết
 -Tiến hành xin cấp giấy phép xây dựng.
Bước 2 : Chọn nhà tư vấn thiết kế xây dựng
Cần thuê một nhà tư vấn thiết kế phù hợp, độ tin tưởng cao như thiết kế trang trí trần, tường, sàn, thiết kế ánh sáng, thiết kế mẫu và kiểu dáng đồ đạc...
Bước 3 :  Hoàn thiện hồ sơ xây dựng, lựa chọn nhà thầu xây dựng
Sau khi lựa chọn được nhà thầu ưng ý, chủ nhà cần chuyển bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công cho nhà thầu xem để họ hiểu về căn nhà, góp ý vào một số chỗ bất hợp lý (nếu có). Nên có một cuộc gặp ba người giữa chủ nhà, nhà thầu và nhà tư vấn thiết kế để có thể trao đổi mạch lạc, dễ hiểu, tạo điều kiện cho công tác khởi công xây dựng được tốt đẹp.
Bước 4 : Các thủ tục chuẩn bị khởi công
Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. ...) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục.....) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó.
Sau khi đã lựa chọn được ngày giờ khởi công hợp lý, cần tổ chức lễ động thổ. Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã... Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.
Bước 5 : Chuẩn bị mặt bằng thi công phần nền móng
Từ bước 5 này, công việc sẽ là trách nhiệm của nhà thầu xây dựng, chủ nhà sẽ không cần phải lo toan nhiều, tuy nhiên cũng cần biết rõ về các giai đoạn chủ yếu để có thể kiểm soát được về công việc, chất lượng và thời gian thi công.
Bước 6 : Thi công phần thân nhà ( phần thô)
Việc thực hiện xây dựng phần khung nhà cũng như khi làm móng bao gồm các công việc chính là: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường. Công việc này không đơn giản nhưng cũng chẳng phức tạp cho lắm.
Bước 7 : Thi công hoàn thiện nhà
Giai đoạn hoàn thiện bao gồm các công đoạn: trát tường, láng sàn, gạch ốp tượng đẹp, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét, ... Đây cũng là công việc của các nhà thầu tuy nhiên chủ nhà cũng cần theo dõi xem có hợp với bản vẽ và yêu cầu của mình hay chưa nếu chưa có thể sửa ngay đỡ tốn thời gian tiến độ cũng như phí tổn.
Bước 8: mua sắm, lắp đặt nội thất
  Đồ nội thất cũng có thể mua sẵn trên thị trường tại các showroom về đồ nội thất, tuy nhiên các đồ mua sẵn được thông thường chỉ là: sofa, giường, bàn ăn. Các đồ đạc khác như tủ bếp, tủ quần áo, tủ sách, tủ ti-vi, bàn làm việc, ... thường khó mua sẵn hơn, vì nếu mua sẵn rất khó hợp với khung nhà. Trường hợp này nên sử dụng đồ gia công sẽ phù hợp hơn.
nội thất ở đây ngoài đồ gỗ còn bao gồm các mảng trang trí, tiểu cảnh, trần giả, sàn gỗ, ... Đây là những hạng mục đòi hỏi độ tỉ mỉ, cầu kỳ, trau chuốt từng đường nét, là cơ sở để đánh giá trực giác về chất lượng căn nhà. Do vậy chủ nhà cần phải cẩn thận hơn trong công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục này.
Cuối cùng, xin chúc các bạn may mắn và gặp nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng nhà ở cho mình.


(nguồn: www.xaydungnhadep.com.vn)



Mời xem các dự án thiết kế Ngôi Nhà Xinh tại mẫu thiết kế nội thất đẹp 






10 bức tường nghệ thuật quái mà đẹp

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Kệ đứng: Giải pháp hoàn hảo cho nhà nhỏ




kien truc nha dep, mau thiet ke nha xinh, nha xinh, thiet ke kien truc
Đối với nhiều người, kệ đứng luôn giữ vị trí số một trong danh sách những thứ cần phải có trong nhà. Đó là bởi vì nó rất thực tế và kinh tế. Về mặt lý thuyết, không có quá nhiều khác biệt giữa tủ đặt theo phương thẳng đứng và nằm ngang nhưng bạn sẽ nhận thấy rằng, việc bố trí tủ đứng vào một căn phòng dễ dàng hơn rất nhiều, không quan trọng chức năng của nó là gì.


kien truc nha dep, mau thiet ke nha xinh, thiet ke kien truc, nha xinh

Trong phòng bếp, kệ đứng là hoàn hảo để lưu trữ và sắp xếp các loại gia vị và những thứ khác. Chúng chiếm ít diện tích và dễ dàng “vừa khít” trong đảo bếp hoặc tủ bếp.



Loại tủ sách này được rất nhiều người yêu thích bởi kiểu dáng cao và đẹp mắt, lại chiếm rất ít diện tích sàn và có thể đặt vừa trong góc phòng.
Ngoài ra, bạn có thể sắp xếp những cuốn sách theo chủ đề giống như khi sắp xếp chúng trên một chiếc kệ ngang, hoặc thậm chí còn tốt hơn thế.


mau thiet ke nha xinh, nha xinh, thiet ke kien truc, kien truc nha dep
Phòng bếp không bao giờ là quá rộng và cũng không bao giờ có quá nhiều không gian lưu trữ. Đối với những thứ như lọ hoa trang trí, lọ thủy tinh hoặc cốc uống nước… bạn có thể tạo những khoang lưu trữ đặc biệt xung quanh khung cửa.



nha xinh, mau thiet ke nha xinh, thiet ke kien truc, kien truc nha dep

Kệ đứng- giải pháp tiết kiệm không gian phòng tắm


Kệ đứng chắc chắn rất hữu ích và thiết thực đối với phòng tắm, nơi có rất nhiều thứ cần lưu trữ và trưng bày trong khi thường không có nhiều không gian cho điều này. Bạn có thể tìm ra không gian cho một đơn vị lưu trữ theo chiều dọc giống với trong hình, cho dù đó gần bồn tắm hoặc chỗ nào khác.


<nha xinh, mau thiet ke nha xinh, kien truc nha dep, thiet ke kien truc
Kệ đựng rượu theo chiều dọc là thiết kế rất phố biến, được nhiều gia đình lựa chọn.



Có hàng tấn không gian trong nhà bạn có thể đặt kệ rượu. Đó không nhất thiết phải là phòng bếp. Phòng ăn, phòng khách đều là những không gian tuyệt vời cho tính năng này.


thiet ke kien truc, nha xinh, mau thiet ke nha xinh, kien truc nha dep

Hãy tận dụng khoảng không bên dưới tầng mái, hay trần nghiêng làm tủ sách, kệ lưu trữ tiện dụng



Trần nhà nghiêng thường không tạo sự thuận lợi cho mục đích lưu trữ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể vận dụng thiết kế tùy chỉnh giống với trường hợp này. Có rất nhiều không gian ở đây, đủ cho một chiếc giá sách lớn, một vài món đồ trang trí và thậm chí là một bể cá cảnh.


thiet ke kien truc, nha xinh, kien truc nha dep, mau thiet ke nha xinh
Giá để khăn và mỹ phẩm, một ý tưởng phù hợp với tất cả mọi gia đình



Đây là một ý tưởng lưu trữ thông minh và tiết kiệm không gian khác cho phòng tắm. Nó là một hệ thống trông rất giống với một cái thang nhưng nó có những chiếc kệ, rất tuyệt vời để sắp xếp khăn tắm, mỹ phẩm và tất cả mọi thứ đồ dùng khác.


thiet ke kien truc, kien truc nha dep, mau thiet ke nha xinh

Việc kết hợp những chiếc hộp xinh xắn sẽ giúp bạn sắp xếp được rất nhiều thứ


Bạn muốn có nhiều không gian hơn để cất gọn quần áo và phụ kiện thời trang trong nhà của mình? Những chiếc kệ mở này là giải pháp hoàn hảo vì chúng không yêu cầu nhiều diện tích và cho phép bạn lưu trữ cũng như sắp xếp rất nhiều thứ trong những chiếc giỏ hoặc hộp.
Phòng khách cũng là một khu vực gặp nhiều vấn đề về lưu trữ. Ở đây, chúng ta có một hệ thống rất thông minh và thú vị để cất củi dành cho lò sưởi. Nó trông thật tuyệt vời và nhất là chiếm rất ít diện tích, hài lòng với ngách tường nhỏ xíu.


nguồn sưu tầm
Mời xem các dự án thiết kế của công ty Ngôi Nhà Xinh tại mẫu thiết kế nội thất đẹp 
(Địa chỉ: 382 D Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P 8, Q 3, TP.HCM)

Những nguyên tắc thiết kế gác lửng



nha dep, nha xinh, thiet ke nha dep, thiet ke nha xinh

Theo các nhà chuyên môn, tầng lửng hay còn gọi là gác lửng, gác xép hoặc gọi đơn giản là lửng một tầng trong trong kiến trúc của một tòa nhà hoặc một ngôi nhà đó là một tầng trung gian giữa các tầng của một tòa nhà chính và do đó thường không tính trong số các tầng tổng thể của một tòa nhà. Thông thường, tầng lửng là trần thấp và nằm ở tầng một (tầng dưới cùng). Thuật ngữ tầng lửng bắt nguồn từng tiếng Ý là “mezzano”.

Thiết kế tầng lửng là một trong những cách để tăng diện tích sử dụng theo chiều cao. Việc làm này rất thích hợp với những căn nhà có diện tích hẹp hoặc nằm trong khu vực bị khống chế chiều cao. Nhưng ngay cả với những ngôi nhà lớn, cũng có thể thiết kế tầng lửng để tạo ra không gian đẹp và thoáng.


nha dep, thiet ke nha xinh, nha xinh, thiet ke nha dep

Công dụng

Chức năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Có thể xây lệch tầng và ở đó dùng làm nơi sinh hoạt chung hay phòng làm việc hoặc đưa phòng khách, phòng ăn và bếp lên khu vực này. Cũng có thể sử dụng nơi đây để vừa làm phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung.

Tầng lửng có nhiều mục đích sử dụng. Công năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Tựu trung lại là:

- Khi diện tích xây dựng không được rộng lắm mà cần mặt bằng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe, nhà kho cũng có thể làm tầng lửng để tăng tối đa diện tích chứa đựng.

- Khi buộc phải giới hạn bởi chiều cao công trình mà cần mặt bằng rộng cũng có thể dùng tầng lửng. Trường hợp đủ diện tích, có thể đưa hết các không gian chức năng của tầng trệt lên tầng lửng như bếp ăn, phòng khách.

- Tầng lửng cũng có thể chỉ dùng với mục đích tiếp khách mà vẫn quan sát được việc mua bán ở tầng trệt. Tầng lửng có khi vừa là phòng khách vừa là phòng sinh hoạt chung gia đình.

- Với nhiều nhà ở, có thể bố trí tầng lửng như một phòng ngủ của gia chủ.


nha dep, thiet ke nha dep, thiet ke nha xinh, nha xinh

Thiết kế

Tùy theo quan điểm thẩm mỹ và kết cấu kỹ thuật của các tòa nhà, ngôi nhà thì sẽ có những thiết kế, trang trí khác nhau của các tẩng lửng trong ngôi nhà. Đối với những căn nhà nhỏ và vừa, có thể sử dụng tầng một cho kinh doanh và đưa bếp, nhà ăn, phòng khách lên tầng lửng. Từ tầng lửng, có thể quan sát được sinh hoạt của tầng dưới và không gian sống trở nên thoáng hơn. Riêng đối với các căn nhà rộng, khu vực thiết kế được không gian lạ, sang trọng thì tầng lửng như để trang trí, có thể làm riêng một thang chỉ để lên phần này. Phần trệt dưới bố trí nhà kho, nơi để xe… tuỳ vào sự phóng tác của nhà thiết kế hay dụng ý của gia chủ. Đối với nhà sâu, có thể thiết kế tầng lửng nằm trong phần trệt và dùng làm nơi sinh hoạt chung. Tầng 2 và 3 dùng làm phòng ngủ. Tầng tiếp theo cũng có thể bố trí thêm được một phòng ngủ nữa nếu đông người.

Độ cao của tầng một và lửng thường khoảng 2,5 đến 2,8 m. Có nhiều nhà làm tầng lửng nhưng chỉ đúc ra 1,5 hoặc 2 m để bàn thờ hoặc kê vài cái ghế… tầng lửng chiếm khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà. Cầu thang từ trệt lên lửng có thể đặt ở vị trí nhỏ gọn vì số bậc ít và không chiếm diện tích. Cầu thang từ phần lửng lên các tầng trên có thể bố trí ở một khu vực khác thuận lợi hơn và phân chia không gian hợp lý.

Nhà xây mới, tầng lửng có thể thiết kế đúc. Trường hợp nhà cũ với độ thông thủy tầng trệt tương đối cao, có thể thêm một gác lửng bằng tấm xi măng Cemboard hoặc đúc giả để tăng diện tích sử dụng. Vị trí tầng lửng thường chiếm khoảng 1/2-2/3 diện tích xây dựng tầng trệt. Cao độ tầng trệt thường từ 3,5 m đến 4 m, nếu trệt có lửng thì cao từ 4,5 đến 5 m, khi đó, cao độ tầng lửng vào khoảng 2,2 m-2,5 m.


thiet ke nha xinh, nha xinh, nha dep, thiet ke nha dep

Ở Việt Nam


Ở Việt Nam, theo quy định thì tẩng lửng chiếm diện tích khoảng 80% diện tích của sàn nhà tuy nhiên trường hợp chủ nhà, chủ công trình lấp ô thông tầng ở tầng lửng bị coi là xây dựng vượt quá số tầng được phép và bị phạt.

Đối với nhà ở riêng lẻ, nếu việc thay đổi kiến trúc bên trong công trình xây dựng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai Giấy phép xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư xây dựng đúng số tầng, có phát sinh thêm tầng lửng nhưng không vượt quá chiều cao công trình theo Giấy phép xây dựng thì không xử phạt về hành vi xây dựng sai Giấy phép xây dựng.


<thiet ke nha dep, thiet ke nha xinh, nha xinh, nha dep

Những nguyên tắc thiết kế gác lửng

Đối với nhà sâu, có thể thiết kế tầng lửng nằm trong phần trệt và dùng làm nơi sinh hoạt chung. Tầng 2 và 3 dùng làm phòng ngủ. Tầng tiếp theo cũng có thể bố trí thêm được một phòng ngủ nữa nếu đông người.

Nhà xây mới, tầng lửng có thể thiết kế đúc. Trường hợp nhà cũ với độ thông thủy tầng trệt tương đối cao, có thể “chèn” thêm một gác lửng bằng gỗ ván để tăng diện tích sử dụng. Vị trí tầng lửng thường chiếm khoảng 1/2-2/3 diện tích xây dựng tầng trệt. Cao độ tầng trệt thường từ 3,5 m đến 4 m, nếu trệt có lửng thì cao từ 4,5 đến 5 m, khi đó, cao độ tầng lửng vào khoảng 2,2 m-2,5 m.

Chức năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Bạn có thể xây lệch tầng và ở đó dùng làm nơi sinh hoạt chung hay phòng làm việc hoặc đưa phòng khách, phòng ăn và bếp lên khu vực này. Bạn cũng có thể sử dụng nơi đây để vừa làm phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung.

Cầu thang từ trệt lên lửng có thể đặt ở vị trí nhỏ gọn vì số bậc ít và không chiếm diện tích. Cầu thang từ phần lửng lên các tầng trên có thể bố trí ở một khu vực khác thuận lợi hơn và phân chia không gian hợp lý.



Nguồn internet

Mời xem tiếp các dự án thiết kế tại mẫu thiết kế nội thất đẹp
(Địa chỉ: 382 D Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P 8, Q 3, TP.HCM)

4 lưu ý cho phong thủy nhà bếp


 1. Tạo không gian thông thoáng

Sau cửa chính và phòng ngủ, nhà bếp được xem là khu vực chứa nhiều năng lượng dương, thu hút vận khí đến cho ngôi nhà. Vì thế, việc bài trí gọn gàng, tạo không gian rộng rãi, thông thoáng sẽ giúp các nguồn khí được lan tỏa, không ứ đọng. Nhà bếp nên bố trí ở nơi không bị gió lùa như phần phía sau ngôi nhà và cách xa cửa chính, phòng ngủ, nhà vệ sinh. Cần tránh để các đồ điện (nồi cơm điện, bình đun nước) gần bếp nấu nhằm tránh cháy nổ. Bồn rửa cần cách xa bếp nấu vì nước, lửa kỵ nhau.



thiet ke nha, nha dep, mau nha

 Bếp cần sạch sẽ và bố trí hợp lý để việc nấu nướng trở nên thú vị hơn. Ảnh: Motiqonline.


2. Giữ bếp luôn sạch sẽ

Hãy luôn tạo cảm giác thích thú khi nấu nướng bằng cách giữ cho dụng cụ như tủ bát, bát đũa, tủ lạnh… cũng như bếp nấu luôn sạch sẽ. Sắp xếp đồ dùng hợp lý để tiết kiệm không gian và thời gian cho người nấu. Hãy luôn giữ cho tủ lạnh sạch sẽ, không mùi, bạn có thể đặt một đĩa bã cà phê để tủ không còn mùi thức ăn sống, chín lẫn lộn.

3. Không đặt tivi trong nhà bếp


Rất nhiều nhà kết hợp phòng bếp với phòng ăn để tiết kiệm không gian và tiện lợi cho việc dọn cơm. Để mọi người tập trung tận hưởng bữa ăn cũng như có thời gian cho việc trò chuyện vui vẻ, bạn không nên lắp đặt tivi trong khu vực này. Thay vì đặt tivi, bạn có thể mở nhạc nhẹ hoặc thắp nến tạo không khí cho bữa ăn được trọn vẹn.

4. Thu hút nguồn năng lượng ngũ hành

Theo quan niệm phương Đông, nhà bếp không đơn thuần là nơi để nấu nướng mà còn quyết định đến sự thành bại của chủ nhà. Do đó, không đặt bếp đối diện với cửa ra vào khiến cho nguồn lửa bị hao hụt do gió thổi trực tiếp. Bên cạnh đó, tránh đặt bếp nấu ở giữa các đồ điện như tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng. Nhà bếp phải được đảm bảo đầy đủ ánh sáng, không quá bí hay ngột ngạt. Màu sắc tốt nhất của các vật dụng trong bếp là màu nâu, màu đất. Bạn cũng nên sử dụng bát đĩa gốm sứ, nồi đất tăng cường năng lượng thổ trong một không gian có nhiều năng lượng thủy, hỏa, kim như trong bếp.



Đăng Linh

Mời xem tiếp dự án nội thất đẹp NGÔI NHÀ XINH Thiết kế Nội Thất

Bố trí nội thất thông minh cho phòng khách

Dù cho không gian phòng khách trong ngôi nhà của bạn bạn rộng hay nhỏ thì phòng khách là nơi đầu tiên bạn nhìn thấy khi bước vào ngôi nhà, để có không gian thoải mái, thoáng mát sau đây là một số giải pháp hoàn hảo truyền cảm hứng thiết kế nội thất cho phòng khách của bạn.

trang tri noi that, noi that nha dep


Phòng khách thông thoáng nhờ thiết kế không gian mở, bài trí bộ sofa – ghế đôn bọc da màu trắng nhỏ gọn, hình khối vuông, tận dụng hốc tường đặt ghế đôn dài tạo nên sự gọn gàng ngăn nắp. Trang trí nhẹ nhàng, giản lược mà tinh tế bằng một vài món đồ. Màu trắng chủ đạo có nhấn chút sắc xanh, đen ở chi tiết gối ôm hay đường phân vị dọc – ngang  trang trí trên mảng tường. Một phòng khách thiết kế đơn giản mà hiện đại, tiện nghi.


thiet ke noi that, noi that nha xinh

Phòng khách trang nhã, thanh lịch khi dùng tông màu trắng làm nền phối màu ăn ý với những gam màu nhã nhặn như: vàng nhạt của tường ốp gỗ trang trí, nâu nhạt của tủ rượu không gian trở nên thân thiện hơn với chút nhấn màu tươi sáng của gối dựa sofa xinh xắn.

Một trong những cách dễ dàng để tạo ra không gian trò chuyện phù hợp là hãy thiết kế khu vực đó đối xứng nhau. Không gian trò chuyện tuyệt vời và thu hút được sự tập trung vào hai yếu tố chính là xem tivi và có đủ chỗ ngồi cho gia đình đông người.


noi that, noi that dep

Sử dụng ghế ngồi sofa là lựa chọn rất phù hợp với xu hướng hiện đại và thiết thực. Một vài chiếc ghế nhỏ bên ngoài dành cho trẻ nhỏ ưa thích hoạt động, có thể ngồi thoải mái theo ý thích.


noi that co dien, trang tri noi that

Mẫu phòng khách này cung cấp rất nhiều chỗ ngồi trong khi bạn không phải sắm sửa và lắp ghép quá nhiều bộ phận lại với nhau tạo ra lối đi thông thoáng hơn.


mau thiet ke noi that, noi that biet thu

Ghế sofa dài được đặt ở vị trí trung tâm, bao quanh là nhiều ghế nhỏ. Dù ngồi ở vị trí nào, bạn và các thành viên trong gia đình cũng dễ dàng quan sát được toàn bộ căn phòng cũng như mọi hoạt động diễn ra bên trong.