Nói
đến xứ sở Phan Rang, nhiều người hình dung đến khung cảnh màu xanh thơ mộng của
bãi biển, những dải cát dài hoang sơ quyến rũ. Thế nhưng, vùng đất đầy nắng gió
này còn sở hữu ẩm thực đa dạng cuốn hút bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Bánh
canh chả cá
Là
món ăn được bày bán nhiều ở Phan Rang nên du khách có thể tìm thấy dễ dàng. Một
tô bánh canh nóng hổi sẽ gồm sợi bánh, chả cá, cá dầm, ngò thơm, hành lá và
phía trên rắc thêm chút tiêu đen. Thực khách khi thưởng thức sẽ pha thêm chút mắm
ớt cay cay và vắt thêm miếng chanh cho vừa miệng. Sợi bánh canh to vừa phải, cọng
bánh bản mỏng đặc trưng, khi ăn cảm nhận rõ độ mềm, mịn và dẻo, khác lạ rõ rệt
so với những vùng khác.
Với
giá 10.000 đến 15.000 đồng, thực khách sẽ được thưởng thức tô bánh canh chất lượng
đầy hấp dẫn. Ảnh: Văn Trãi
Trong
tô bánh canh phải nhắc đến những miếng chả cá tươi ngon. Chả được làm từ loại
cá của vùng biển địa phương như nhồng, rựa, thác lác… Cá này phải được mua từ
sáng sớm tinh mơ ở các cảng biển. Người làm sẽ lóc phần thịt cá ra để làm chả,
phần xương đem đi cho vào nồi nước lèo để thêm vị ngọt. Để thưởng thức món ăn
tròn vị, bạn có thể đến quán Nhường trên đường Ngô Gia Tự.
Bánh
xèo
Du
khách đến Phan Rang đừng nên bỏ qua món bánh xèo. Vị của bánh xèo Phan Rang
khác hẳn với loại bánh ở vùng đất Nam bộ. Bánh được làm từ bột gạo, đổ bằng
khuôn của gốm Chăm Bàu Trúc, nhân bánh là thịt, trứng và các loại hải sản như
tôm, mực… Chiếc bánh được đổ một lớp mỏng, nhỏ xinh, phủ lên trên là giá đỗ và
nhân. Chờ tới khi bánh chín vàng rụm, mùi thơm phức bốc lên, người bán sẽ dùng
vá dẹp để cạy bánh.
Bánh
xèo Phan Rang chỉ có giá từ 2.000 đến 5.000 đồng một chiếc. Ảnh: Khánh Hòa.
Vào
những ngày trời se mát, mọi người ngồi quây quần bên lò than hồng rực, thưởng
thức chiếc bánh xèo nóng hổi, vàng giòn… giúp thực khách cảm nhận được nét tinh
túy của ẩm thực Phan Rang. Bạn có thể thưởng thức món bánh xèo dọc vỉa hè đường
Quang Trung.
Bánh
căn
Có
hình dáng bé nhỏ như chiếc bánh khọt Nam bộ, bánh căn là món ăn dân dã ở đây.
Phần nhân bánh được chế biến với nhiều hương vị đặc trưng hấp dẫn. Nguyên liệu
chính là bột gạo. Từ cách ngâm bột, pha trộn thêm cơm nguội khi xay nhuyễn cho
đến đo lường lượng nước và gạo đều được thực hiện kỹ lưỡng để bánh không bị
nhão hoặc cháy khi nướng.
Bạn
có thể bắt đầu bữa sáng với món đặc sản Phan Rang với giá chỉ 20.000 đồng. Ảnh:
Tiêu Phong.
Ngay
từ lúc tờ mờ sáng, người làm đã tất bật quạt than, nướng lò. Bánh căn phải nướng
trên lò than hồng. Khi khuôn bánh tỏa ra hơi nóng, họ sẽ đổ bột vào. Chiếc bánh
căn trắng tinh, nóng hổi, nhân bánh cho thêm mực, trứng, thịt, tôm… tùy theo ý
thích người ăn. Bánh vừa chín tới, người bán sẽ cạy ra rồi thả ngay vào tô hành
lá xắt nhuyễn. Chiếc bánh được điểm thêm màu sắc nên nhìn càng ngon hơn. Bánh
căn phải được ăn kèm với nước cá kho, cho thêm xíu mại, trứng luộc, nước mắm
xoài, mắm cái, mắm đậu phộng…
Bún
sứa
Sứa
bắt đầu xuất hiện vào mùa đông và gia tăng số lượng nhiều vào mùa xuân, những
mùa còn lại khá hiếm hoi. Chính vì vậy, không phải lúc nào thực khách cũng được
thưởng thức món ăn này. Một tô bún sứa đầy đủ sẽ có bún, sứa tươi, trứng cút, đậu
hũ, điểm xuyết thêm những cọng ngò xanh và bên trên rắc thêm vài hạt đậu phộng.
Bạn
có thể thưởng thức món này trên đường Lê Lợi ở Phan Rang. Ảnh: Huấn Phan.
Bún
sứa được ăn kèm với bắp chuối, rau muống bào, giá sống và quan trọng nhất là mắm
ruốc. Đây chính là gia vị làm cho tô bún thêm phần thi vị hài hòa. Trộn tô bún
sứa đều tay và chậm rãi thưởng thức từng miếng sứa, thực khách sẽ cảm nhận rõ vị
giòn sực của sứa, vị béo của đậu phộng, đậu hũ hay vị mằn mặn của mắm ruốc. Tất
cả pha trộn tạo nên món ăn đậm đà bản sắc.
( Theo: Trí thức trẻ )
Mời xem các dự án thiết kế Ngôi Nhà Xinh tại mẫu thiết kế nội thất đẹp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét